Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An

Nơi gặp gỡ giao lưu của những học sinh, cựu học sinh trường THPT Nam Đàn 2
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
honghanhphan
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
nguyenquynhtran
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
teendown
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
myhanh1711
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
robbey
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
novocosoma
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
eone234
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
HDdungpro
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
mababa
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
anh3
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Poll_right 
Latest topics
» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm


 

 Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu

Go down 
Tác giảThông điệp
latuan807




Tổng số bài gửi : 15
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Empty
Bài gửiTiêu đề: Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 12:43 pm

Đại học ngoài công lập (ĐHNCL) ở nước ta đã ra đời gần 1/4 thế kỷ. Một thời gian khá ngắn so với sự phát triển của một trường ĐH, nhưng cũng đủ để minh chứng cho chủ trương xã hội hóa đúng đắn của Nhà nước. Không ít trường trong số đó đã vững vàng khẳng định được uy tín trong xã hội. Tuy nhiên, với sự ra đời một cách vội vã, không ít trường đến thời điểm này trở nên “yếu ớt” và không còn cách nào khác phải bán đổ bán tháo trường. Vậy nguyên nhân vì sao các trường phải chọn giải pháp này?
Một lối ra tất yếu
Một trong những thành quả quan trọng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam cuối những năm 80 của thế kỷ trước là sự ra đời của hệ thống các trường ĐHNCL. Mở đầu là sự ra đời của Trung tâm ĐH dân lập (ĐHDL) Thăng Long vào năm 1988. Đến nay, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 90 trường ĐH, CĐ ngoài công lập (chiếm hơn 21% tổng số trường ĐH, CĐ của cả nước), trong đó khoảng 60 trường ĐH và gần 30 trường CĐ. Tổng số sinh viên (SV) đang theo học các trường ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm khoảng hơn 270.000 SV, chiếm khoảng 14% so với SV của cả nước. Trong đó, có nhiều trường tên tuổi đã khẳng định được uy tín như Trường ĐH Duy Tân (trong tốp 20 đơn vị có nhiều công bố quốc tế), Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Cùng với đó, sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần giải quyết nhu cầu học tập to lớn của xã hội trong khi hệ thống trường ĐH công lập và ngân sách nhà nước chưa thể choàng gánh nổi.


Trường ĐH Kinh tế Tài chính sau khi được bán cho chủ mới đã chuyển về tòa nhà trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Về tổng thể, giai đoạn tăng số lượng trường mạnh nhất là 2005-2010 (tăng 76 trường CĐ và 48 trường ĐH, tức bình quân mỗi tháng có thêm hai trường ĐH-CĐ). Có nhiều trường ĐH mới thành lập trong giai đoạn này được “nâng cấp” từ trường CĐ thành trường ĐH. Cũng trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm số trường tăng 8,3%; số SV tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10%. Trong đó, số trường và SV ngoài công lập tăng mạnh hơn khối công lập. Tuy nhiên, một nghịch lý là giáo viên trường ngoài công lập tăng ít hơn giáo viên công lập với mức tăng 9,6% so với 10%.
Chính sách rối bời
Nhiều trường NCL ra đời và trong thời gian ngắn đã lâm vào ngõ cụt với vô vàn khó khăn. Vì sao như vậy? Trước hết, phải nhìn lại xuất phát điểm từ khung pháp lý cho đến cách ra đời của loại hình trường này.


Hội đồng Quản trị Trường ĐH Hùng Vương yêu cầu phá cửa để lấy con dấu

Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được nhiều trường tiếp cận rất nhạy bén. Nhưng ở khâu quản lý và làm thế nào có cơ sở pháp lý để quản lý nhằm đưa loại hình trường này phát triển vững chắc lại là một lỗ hổng quá lớn. Năm 1993, Chính phủ ban hành quy chế đầu tiên về ĐH NCL công nhận sự tồn tại của bốn loại hình trường: công lập, bán công, dân lập và tư thục.

Thế nhưng, quy chế này không được áp dụng mà lại áp dụng Quy chế tạm thời về trường ĐH dân lập (do Bộ GD-ĐT ban hành năm 1994) để hợp thức hóa cho việc ra khai sinh của hàng loạt trường. Đến năm 2000, quy chế trường ĐH dân lập ra đời nhưng vẫn tiếp tục bất ổn khi quy định một trường ĐH dân lập phải do một tổ chức nào đó xây dựng (các trường phải tìm, hợp thức hóa một tổ chức dù thực tế tổ chức này không giúp được gì nếu không nói là vật cản đường). Trường theo chế độ sở hữu tập thể, nhưng không nói rõ tập thể nào là chủ sở hữu và quyền hạn của họ ra sao.

Đến năm 2005, Chính phủ có Nghị quyết 05 về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó quy định chỉ có hai loại trường NCL: dân lập và tư thục. Trong khi đó, Nghị định 75 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005 lại quy định giáo dục ĐH chỉ có 2 loại hình: công lập và tư thục. Điều này có nghĩa là những trường ĐH dân lập tồn tại là trái luật.

Theo Quyết định 122 của Chính phủ, có 19 trường ĐH DL phải hoàn thành chuyển đổi trước thời hạn 30-6-2007. Nhiệm vụ này được giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành để ban hành quy định, hướng dẫn việc chuyển đổi. Tuy nhiên, đến nay, dù đã vượt qua cột mốc giới hạn khá lâu, tất cả những ngổn ngang của việc chuyển đổi vẫn còn chồng chất…

Đến năm 2011, Quyết định 63 sửa đổi và bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động ĐH tư thục trong Quyết định 61. Đến năm 2013, Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực và chính thức thừa nhận sự phân biệt giữa trường ĐH tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Tiếp đó, Nghị định 141 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH và nêu rõ các quy định được công nhận là trường phi lợi nhuận và các chính sách ưu tiên.
Bỏ quên chất lượng
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 là giai đoạn các trường ĐH NCL ra đời nhiều nhất. Tuy nhiên, với sự mong manh về pháp lý, các trường ra đời với nhiều cái không như không đất đai, không rõ về vốn, không đội ngũ, không cơ sở vật chất. Thế nhưng bằng uy tín của một số người, các trường lần lượt ra đời, thuê mướn cơ sở vật chất, tuyển sinh, đào tạo và “tay không bắt được giặc”.

Cũng chính từ tầm nhìn ngắn hạn cùng với cơ sở pháp lý lỏng lẻo mà trong suốt thời gian dài, các trường vẫn kiên trì với cách làm “thuê mướn” mà bỏ qua việc tái đầu tư. Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định thành lập từ năm 2007 nhưng đến nay sinh viên nay học chỗ này, mai học chỗ kia vì tất cả đều phải đi thuê mướn. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã ngót 18 năm nhưng có lẽ là trường có nhiều cơ sở thuê mướn nhất so với những trường còn lại… Không chỉ những trường trên, hàng loạt trường hiện nay cơ sở vật chất phần lớn đều là thuê mướn.


Các cơ sở của Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đều phải thuê mướn khắp nơi.
Từ khi thành lập các trường ĐH NCL, mặc dù tổng giá trị tài sản của các trường đều tăng, nhưng giá trị tài sản thuộc sở hữu thực của các trường chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Và cuộc tổng kiểm tra tình hình “sức khỏe” của các trường NCL thực hiện từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang những hạn chế. Chẳng hạn ở Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, năm 2001 tổng diện tích sử dụng là 16.900m², trong đó diện tích thuê mướn là 11.900m². Đến năm 2005, tổng diện tích sử dụng là 35.100m² thì diện tích thuê mướn đã là 21.000m². Riêng Trường ĐH Lạc Hồng thì tổng diện tích sử dụng đến năm 2005 trên 25.000m² đều là… của thuê. Cũng từ đó mà mức chi cho khoản thuê mặt bằng của nhiều trường đã chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoản chi. Trong khi đó, chiếc máy cái của cả hệ thống đào tạo - giảng viên - ở các trường NCL đáng báo động. Các khoản chi lương cho giảng viên cơ hữu ở các trường này luôn thấp hơn thỉnh giảng.
Nghị quyết 05 đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có khoảng 40% SV ngoài công lập. Tuy nhiên, mục tiêu này sau đó được chuyển sang đến năm 2020 vì con số này hiện chưa tới 15%. Trong 10 SV thì có đến hơn 8,5 SV vào trường công lập. Trong khi đó, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và khu vực ASEAN tỷ lệ SV ngoài công lập khá cao như: Hàn Quốc 78%, Đài Loan 72%, Nhật Bản 77%, Philippines 81%, Indonesia 96%, Malaysia 92%. Mục tiêu không những không đạt được mà kéo theo Nhà nước phải đầu tư giàn hàng ngang cho các trường công lập mà hiệu quả lại không cao.
THANH HÙNG
See more at : sggp
Về Đầu Trang Go down
latuan807




Tổng số bài gửi : 15
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Empty
Bài gửiTiêu đề: Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 2: Mua bán tấp nập   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 12:45 pm

Có thời gian dài, các trường đại học ngoài công lập (ĐH NCL) bỏ qua chất lượng đào tạo khi không tái đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo. Và lẽ đương nhiên, sản phẩm của những trường này “ra lò” hay bị xã hội từ chối. Hệ quả tất yếu là những trường này tuyển sinh không được và lâm nợ, từ đó dẫn đến ngày càng suy yếu.

Một số thành viên trong Hội đồng quản trị Trường ĐH Hùng Vương TPHCM mâu thuẫn gay gắt với nhà đầu tư mới.
Tuyển sinh khó
Những năm gần đây, tình hình tuyển sinh của các trường NCL gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, các trường ĐH chỉ gọi được khoảng 88% sinh viên mới nhập học so với chỉ tiêu. Trong đó, nhiều trường ĐH NCL chỉ tuyển được 30%-40% tổng chỉ tiêu được giao. Tình hình còn khó khăn hơn ở bậc CĐ khi tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu, đạt 78% và ở trung cấp là 63%. Đến năm 2013, trong số 353 trường ĐH-CĐ tuyển sinh thì có đến hơn 1/3 tổng số trường (98 trường) có tỷ lệ nhập học dưới 50% chỉ tiêu. Trong đó ở bậc ĐH có 25 trường (tất cả đều NCL) và ở bậc CĐ có 73 trường (58 trường công lập và 15 trường NCL).
Năm 2014, tình hình tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH-CĐ NCL cũng không khá hơn. Nguyên nhân do thành lập quá nhiều trường ĐH-CĐ mới trong thời gian ngắn (kèm theo việc giao chỉ tiêu tuyển sinh), khiến việc tuyển đủ chỉ tiêu của các trường ĐH nói chung và các trường ĐH NCL nói riêng không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nếu suy xét sẽ thấy rõ nguyên nhân chính không phải do có quá nhiều trường mới thành lập, nâng cấp hay học sinh THPT ít dần mà cái chính vẫn là chất lượng đào tạo của các trường. Đây là vấn đề sống còn mà nhiều trường NCL với tầm nhìn ngắn hạn đã không quan tâm đến.
Làn sóng mua bán trường
Khi thành lập trường, chắc hẳn những nhà đầu tư đều muốn xây dựng một đơn vị trường tồn, đặc biệt khi tổ chức đó là một trường ĐH. Điều dễ thấy ở các trường ĐH NCL thành công là do họ có tầm nhìn dài hạn, bắt tay ngay vào việc xây dựng những giá trị lâu dài để đứa con tinh thần phát triển vững chắc. Tuy nhiên, số trường như vậy không nhiều; các trường còn lại chủ yếu phải vật lộn với bài toán ngắn hạn trước mắt.
Vài năm trở lại đây, việc mua - bán các trường tư diễn ra khá sôi nổi. Sau nhiều năm gắng gượng, cuối cùng các nhà đầu tư của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) phải ngậm ngùi sang tay cho chủ đầu tư mới vào năm 2014. Nhà đầu tư mới của UEF chính là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech (mức giá chuyển nhượng khoảng 180 tỷ đồng). Năm 2013, Trường ĐH Phan Thiết cũng được bán cho một nhóm nhà đầu tư mới với giá khoảng 60 tỷ đồng. Điều đáng nói, những nhà đầu tư này đều có chân trong hội đồng quản trị của ít nhất là một trường ĐH khác. Trước đó, Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) được bán lại cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Sau một thời gian lùm xùm, kiện cáo và mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng dẫn đến bị đình chỉ tuyển sinh, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn được bán lại cho ông Lê Lâm với giá khoảng 30 tỷ đồng. Đến năm 2014, ông này tiếp tục mua lại Trường CĐ Việt Tiến (Đà Nẵng) cùng với mức giá trên. Mới đây nhất, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng được bán cho Tập đoàn Công nghệ giáo dục Nguyễn Hoàng với giá khoảng 500 tỷ đồng.
Vì đâu nên nỗi?
Có thể nói, không một ai muốn bán đi đứa con tinh thần mà mình đã dày công xây dựng. Tuy nhiên, trước muôn vàn khó khăn thì không còn giải pháp nào khác là phải ngậm ngùi mua đứt bán đoạn.
Trở lại câu chuyện của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nguyên nhân dẫn đến phải bán trường chính do tình hình tài chính cạn kiệt với khoản nợ lên đến cả trăm tỷ đồng. Cùng với đó, vài năm trở lại đây tình hình tuyển sinh của trường này cũng trở nên khó khăn, lương của người lao động bị “ngâm” đến vài ba tháng. Nguyên nhân kế đến là chủ của ngôi trường đã quá lớn tuổi và không thể quản trị trường tốt như trước đây.

Trong khi đó, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn khi được bán cho ông Lê Lâm đã rơi vào cảnh tồi tệ. Hiệu trưởng bị kiện cáo, tình hình tài chính cạn kiệt, nợ lương giảng viên, bị đình chỉ tuyển sinh. Chưa dừng lại đó, khi vừa mua lại trường, nhà đầu tư phải đi hầu tòa giải quyết chuyện tiền bạc do nhà trường nợ lương giảng viên không trả.
Năm 2010, trước tình hình khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất thiếu thốn, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) làm nhà đầu tư chiến lược của Trường Đại học dân lập (ĐHDL) Văn Hiến với cam kết đầu tư 180 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, đã làm nức lòng cán bộ giảng viên cũng như sinh viên của trường. Tuy nhiên, sau 1 năm nhìn lại, những cam kết của nhà đầu tư vẫn chỉ trên giấy và người học, tập thể lao động trong trường đang ngậm ngùi nếm trái đắng. Đến năm 2013, Công ty cổ phần Phát triển Hùng Hậu trở thành nhà đầu tư mới của Trường ĐHDL Văn Hiến.
Có thể nói, việc mua bán cổ phần hay thay đổi nhà đầu tư là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với các trường ĐH NCL hiện nay, việc mua bán ngày một sôi động vì nguyên nhân chính là trường không thể phát triển và đứng trước nguy cơ phá sản.
Đầu năm 2013, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL đã làm đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng. Nguyên nhân chính do nhiều năm liền, các trường tuyển được rất ít sinh viên. Ngay cả những trường rất khá về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên… cũng khó tuyển. Thiếu sinh viên thì không đủ để mở ngành, thừa thầy, dư phòng học, các trường không đủ kinh phí duy trì, càng hoạt động càng lỗ… và đứng trước nguy cơ tan rã.
Thanh Hùng
- See more at: sggp
Về Đầu Trang Go down
 
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập - Bài 1: Chưa trưởng thành đã suy yếu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?
» Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho Học tập và trưởng thành
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho học tập và trưởng thành
» Sinh viên Duy Tân Giao lưu và Tìm hiểu “Hậu trường Ròm và những chuyện chưa kể”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An :: Tìm tòi - Khám phá-
Chuyển đến