Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An

Nơi gặp gỡ giao lưu của những học sinh, cựu học sinh trường THPT Nam Đàn 2
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
honghanhphan
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
nguyenquynhtran
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
teendown
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
myhanh1711
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
robbey
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
novocosoma
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
eone234
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
HDdungpro
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
mababa
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
anh3
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_leftChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp I_voting_barChúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Poll_right 
Latest topics
» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm


 

 Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenquynhtran




Tổng số bài gửi : 1078
Join date : 28/01/2015

Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Empty
Bài gửiTiêu đề: Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp   Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeSun Sep 25, 2016 3:47 pm

Tại cuộc họp báo trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn chỉ ra rằng "báo động nhất vẫn là chất lượng giáo dục đại học”.
Ở đây có câu chuyện về chất lượng giảng viên đại học, có câu chuyện về sự bùng nổ ngành đào tạo, trường đại học làm mất cán cân thăng bằng giữa cung - cầu thị trường lao động, tình trạng hàng vạn cử nhân thất nghiệp khi ra trường, câu chuyện tự chủ tuyển sinh, tự chủ đại học…

Tất cả mối trăn trở này đều được Anh hùng Lao động, nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ.

- Năm học mới 2016-2017, ngành Giáo dục đặt ra 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp căn bản để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nước nhà. Tuy nhiên, theo thầy, đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng, trước hết phải bắt đầu từ đâu?

- Tôi tâm niệm đổi mới giáo dục trước tiên là phải đổi mới người thầy. Người thầy phải là một huấn luyện viên, một hướng dẫn viên và là một hình mẫu cho học trò.

Từ thời xưa, dân tộc ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Người thầy luôn được tôn trọng, nhưng hiện nay, hình ảnh người thầy dần bị phai mờ, có đôi lúc bị “xem thường”.

Đồng thời, trong một thời gian dài, nghề giáo không còn được trân trọng nhiều như trước đây, tình trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” hay căn bệnh thành tích để có được tỷ lệ học sinh giỏi, thi đậu cao phần nào đã góp phần vào việc “hạ thấp” vị thế của người thầy trong xã hội Việt Nam.

Để định hình lại vai trò của người thầy trong xã hội ta, trước hết phải gắn việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người thầy.

Tôi cho rằng, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, thu hút nguồn chất xám từ bên ngoài để ngày một nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

- Trong kỳ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, lần đầu tiên nhiều trường đại học khá danh tiếng cũng “ế” chỉ tiêu. Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cho rằng, đấy cũng là một dịp để các trường phải nhìn lại mình. Nhưng phía sau đó còn là câu chuyện tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh vô tội vạ, không bám vào thị trường lao động. Nói về chất lượng giáo dục đại học, thầy trăn trở nhất điều gì?

- Điều tôi trăn trở nhất là giáo dục đại học của ta hiện nay không theo kịp với năng lực hiện có của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại. Chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ, các kỹ năng “cứng” và “mềm” còn chênh lệch quá lớn so với nền giáo dục nhiều nước trên thế giới.

Giáo dục và đào tạo không theo kịp, chưa nói là có thể đi trước, so với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong đời sống. Thế nên, các sản phẩm trong đời sống thường nhật ở nước ta vẫn là thành quả từ các nền giáo dục khác trên thế giới, phần nhiều chưa phải là của Việt Nam để có thể khuyến khích hay tạo động lực nội tại cho việc phát triển thực chất của giáo dục đại học nước nhà.

Hiện nay, chưa có sự thống nhất quản lý toàn bộ các trường đại học, cao đẳng (trừ các trường thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh) về một mối, trên một thang chất lượng chung, xuyên suốt toàn quốc.

Mạng lưới chủ quản của các bộ, ngành và các tỉnh, thành đơn lẻ tạo manh mún làm chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng không giống ai nên rất khó để có thể so sánh với khu vực hay thế giới.
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Gd
Anh hùng Lao động, nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ.
Thêm nữa, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng và nghiên cứu.

Một phần lý do khách quan là đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ nên chưa đủ tài lực và động lực để chủ động gắn kết với hoạt động của các trường. Cuối cùng với mức học phí thấp cùng mức độ đào tạo đại trà như hiện nay, chúng ta khó đòi hỏi chất lượng đào tạo cao được.

- Để bắt đầu sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, Bộ sẽ tính đến chuyện phân tầng, xếp hạng các trường đại học. Việc xếp hạng, phân tầng đại học, thầy sẽ cảnh báo điều gì? Vì sao nhiều trường đại học vẫn không mặn mà với chủ trương “phân tầng, xếp hạng”? Và khi đó, các trường ngoài công lập vốn đã khó khăn sẽ nằm ở đâu trong hệ thống phân tầng?

- Việc phân tầng và xếp hạng các trường đại học là việc làm tất yếu, trước sau cũng phải làm. Để thực hiện tốt việc này, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan cần phải xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện của đất nước, trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm định giáo dục phải là đơn vị độc lập, không trực thuộc các cơ quan quản lý hay điều hành hoạt động giáo dục.

Chúng ta cũng có thể mời các cơ quan kiểm định quốc tế có uy tín thực hiện việc kiểm định các trường đại học Việt Nam ở giai đoạn đầu, để đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Nếu không sẽ tạo nên tình trạng mất đoàn kết giữa đại học quốc gia với đại học vùng, giữa các đại học vùng với các đại học “địa phương”, giữa trường đại học đa ngành với ngành với trường đơn ngành.

Một thực tế cho thấy, khi xếp hạng và phân tầng đại học, các trường đại học dân lập và tư thục sẽ chịu thiệt thòi nhất và có nhiều trường sẽ không có mặt trong tốp nào cả vì các lý do sau:

Nhiều trường đại học ngoài công lập được thành lập trong khoảng 10 năm trở lại đây đã không hưởng ứng đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà Nước.

Các trường công lập được Nhà nước đầu tư một nguồn lực rất lớn bao gồm đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính, trong khi đó các trường tư thục xây dựng và phát triển phải phục thuộc tất cả vào học phí của sinh viên và đồng thời, còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Ở nhiều địa phương, giáo dục đại học ngoài công lập được hiểu là chốt xử lý thêm cho phần thừa mà giáo dục đại học công lập không đáp ứng nổi. Chính vì chủ trương “xã hội hóa” giáo dục bị hiểu sai đi như thế nên nhiều cơ quan, ban, ngành địa phương không tạo điều kiện cho các đại học ngoài công lập phát triển.

Đây là một nghịch lý so với nhiều nước phát triển trên thế giới, nơi các trường đại học mạnh nhất đều là các trường tư, hay thậm chí nhiều nước còn tạo cơ chế pháp lý “tư” cho các trường vốn là công lâu năm của họ.

- Câu chuyện về “tự chủ” trong giáo dục đại học nên được hiểu và được thực hiện như thế nào, thưa thầy?

- Tự chủ đại học hiện nay đa phần được hiểu là “tự chủ tài chính”, vì vậy nhiều người xem đây chỉ là vấn đề của trường công vì hầu hết các trường dân lập hay tư thục đều đã tương đối tự chủ trong các quyết định về tài chính của mình.

Từ đúng của “tự chủ đại học” chính là “tự trị đại học”, nghĩa là tạo ra một môi trường học thuật không bị bất cứ ràng buộc nào từ bên ngoài; là nơi cung cấp những dữ liệu, thông tin cho người học để làm nền tảng phát triển lâu dài; là nơi sáng tạo khoa học và công nghệ; là nơi phát triển các giá trị nhân văn trong tất cả các mảng khác nhau. Do đó, không nên hiểu hạn hẹp là tự chủ đại học là Nhà nước không cung cấp kinh phí nữa.

Và tự chủ đại học hay tự trị đại học hoàn toàn không có nghĩa là các trường đại học có quyền tự do hoàn toàn, mà mọi hoạt động phải luôn trong giới hạn, trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước và trong phạm vi của các quy chế của các bộ hay đơn vị trực tiếp quản lý.

- Hiện nay, tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa kết thúc và chúng ta đang loay hoay giữa chỉ tiêu tuyển sinh - nhu cầu xã hội. Thang đo nào sẽ giúp giải quyết được việc khủng hoảng cử nhân thất nghiệp? Để thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và thị trường lao động, việc rà soát nhu cầu thị trường nên được tiến hành theo quy trình như thế nào, thưa thầy?

- Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2016 được dự báo là một năm “đầy thử thách” của nền kinh tế thế giới, trong đó tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - nhất là trong giới trẻ, có xu hướng gia tăng. Ở nước ta, việc khủng hoảng cử nhân thất nghiệp, theo tôi do các nguyên nhân chính trong một vòng tròn luẩn quẩn sau:

Doanh nghiệp thiếu nhân lực chất lượng và hoạt động kém với tầm nhìn ngắn hạn dẫn đến phá sản ngày càng nhiều, sa thải thêm nhiều nhân viên. Đào tạo đại học và đào tạo nghề chưa gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp còn thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.

Do không có thước đo chung hay xếp hạng rõ ràng về chất lượng đào tạo, năng lực đội ngũ, thành quả nghiên cứu nên nhiều trường thực sự chẳng có gì đổi mới trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục là chọn lựa đầu tiên của các thí sinh. Để thu hẹp khoảng cách cung cầu giữa đào tạo - thị trường lao động, chúng ta nên thực hiện các giải pháp sau:

Doanh nghiệp và các trường đại học phải có sự gắn kết chặt chẽ thông qua các hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng. Doanh nghiệp nên tham gia vào việc góp ý chương trình và nội dung đào tạo, đầu tư cho nhà trường đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp và hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Đào tạo ra những cử nhân có năng lực khởi nghiệp và phải là những công dân mang tính toàn cầu, để có thể vẫn tự phát triển được dù trong điều kiện kinh tế quốc gia hay thế giới thế nào.

Hãy thử nhìn nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ cũng đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp trầm trọng và lối ra vẫn luôn là những cuộc cách mạng công nghệ mới, những làn sóng di chuyển các ngành nghề và trong nội bộ từng ngành nghề, được khơi nguồn chính bởi tinh thần khởi nghiệp và khuynh hướng tiếp cận toàn cầu hóa của chính các công dân họ.

Điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là vẫn đang đào tạo ra những cử nhân với thói quen đi xin việc, làm công ăn lương, không có tinh thần khởi nghiệp.

- Theo thầy, vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục, giữa hệ thống trường đại học công - tư hiện nay đã được khắc phục hay chưa? Rất nhiều trường đại học dân lập đang đứng trước bờ vực phá sản, bị xóa sổ. Vậy có cách gì để cứu vãn tình hình này không, thưa thầy?

- Hệ thống đại học công lập và ngoài công lập luôn tồn tại sự bất bình đẳng do thực tế khách quan là một bên ra đời trước hàng chục năm và luôn được Nhà nước đầu tư nguồn lực tương đối đầy đủ, với một bên sinh sau đẻ muộn, phải tự lo toàn bộ và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Vừa qua Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương và chính sách nhằm xóa bỏ ngăn cách này nhưng cũng chỉ mới có hiệu quả phần nào thôi. Chính vì thế mà có một khuynh hướng hiện nay là nhiều trường ngoài công lập phải bán cho các tập đoàn kinh tế lớn để tồn tại, một số khác thì đang chờ phá sản.

Điều này chắc chắn đi ngược lại với mô hình các trường tư nổi tiếng ở những nước phát triển, theo hướng “không vì mục đích lợi nhuận” và càng chẳng phản ánh nguyện vọng ban đầu của Đảng và Nhà nước trong việc đưa ra chủ trương “xã hội hóa giáo dục”.
Theo Thu Phương/Công An Nhân Dân
(Zing đặt lại tiêu đề bài viết)
http://news.zing.vn/chung-ta-dao-tao-ra-cu-nhan-khong-co-tinh-than-khoi-nghiep-post680766.html
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan




Tổng số bài gửi : 2250
Join date : 28/06/2015

Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp   Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Icon_minitimeSun Sep 25, 2016 4:22 pm

SV ĐH Duy Tân giành giải cao nhất cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính

Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp Anh_KWDM
Ban tổ chức trao giải Ba cho sinh viên Trần Đông (ngoài cùng bên trái) với tác phẩm Thành phố Sông Hàn và giải Khuyến khích cho nhóm sinh viên DTU với tác phẩm Cá chép hóa Rồng
Trong đêm trao giải cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính 2016 của Đà Nẵng, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự giành được giải cao nhất tại cuộc thi.
Không có giải Nhất và giải Nhì, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành trọn 2 giải cao nhất là giải Ba và giải Khuyến khích tại Cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính 2016 do Sở Thông tin - Truyền thông TP.Đà Nẵng tổ chức vào sáng 30.8.
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính là cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc ứng dụng Công nghệ Thông tin (IT) vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện cho giới trẻ khai thác cũng như sử dụng IT vào việc học tập và giải trí lành mạnh. Qua mỗi năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các tài năng IT trên cả nước và các tác phẩm tham dự trở thành “kênh” ý tưởng về nghệ thuật, âm nhạc và công nghệ giúp Đội Trình diễn pháo hoa Đà Nẵng tham khảo để ứng dụng trong Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế - vốn là điểm nhấn trong các hoạt động giải trí thường niên ở Đà Nẵng.
Nhận được đánh giá cao từ phía Hội đồng Ban Giám khảo khi kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật xử lý ánh sáng cùng nội dung về một thành phố với nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, tác phẩm Thành phố Sông Hàn của tác giả Trần Đông, sinh viên năm 3, Khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Duy Tân đã được trao giải Ba - giải cao nhất tại cuộc thi năm nay. Sinh viên Trần Đông chia sẻ: “Được biết đến là dòng sông đầy thơ mộng và có cây cầu quay ‘độc nhất vô nhị’ của cả nước, dòng sông Hàn còn là chứng nhân lịch sử khi chứng kiến đất và người Đà Nẵng trải qua bao thăng trầm, biến cố để đổi thay kỳ diệu như hôm nay. Em rất vui bởi tham gia cuộc thi này, em có cơ hội được gửi gắm niềm tự hào và tình yêu của mình với dòng sông Hàn cũng như đóng góp thêm một ý tưởng làm nổi lên nét đẹp thi vị trên dòng sông lịch sử này. Cuộc thi thực sự là cơ hội giúp em giao lưu, cọ sát với các thí sinh khác để kiểm tra năng lực cũng như phát hiện được những ưu, nhược điểm của bản thân và có hướng khắc phục nhằm hoàn thiện mình hơn".
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Nguyễn Văn Trọng, Đoàn Công Trực và Phan Xuân Đạt, là các sinh viên năm 4, Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân đã được trao giải Khuyến khích với tác phẩm Cá chép hóa Rồng. Tác phẩm tái hiện hình ảnh một TP.Đà Nẵng dũng cảm và kiên cường vượt qua qua bao khó khăn, thử thách để trở thành thành phố đáng sống. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao 1 giải Triển vọng, 1 giải Thẩm mỹ, 1 giải Công nghệ và 1 giải Sáng tạo cho các tác phẩm khác tại Lễ Trao giải cuộc thi.
Tại mỗi cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính, sinh viên ĐH Duy Tân đều ghi dấu ấn đậm nét bằng những tác phẩm thi vị, tạo cảm xúc. Trước đó, trong Trình diễn pháo hoa trên máy tính 2014, sinh viên Duy Tân đã phá kỷ lục khi giành giải Nhất với tác phẩm Phù Đổng Thiên Vương của sinh viên Trần Anh Tuấn và giải Nhì Tuổi trẻ cùng năm tháng của nhóm sinh viên Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Văn Trọng, Đoàn Công Trực, Phan Xuân Đạt. Đây cũng là lần đầu tiên Trình diễn pháo hoa trên máy tính tìm ra “chủ nhân” của giải Nhất sau nhiều năm tổ chức.
Nguyễn Hà
http://thanhnien.vn/giao-duc/sv-dh-duy-tan-gianh-giai-cao-nhat-cuoc-thi-trinh-dien-phao-hoa-tren-may-tinh-739940.html
Về Đầu Trang Go down
 
Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An :: Trường THPT Nam Đàn 2 :: Sảnh trường-
Chuyển đến