Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An

Nơi gặp gỡ giao lưu của những học sinh, cựu học sinh trường THPT Nam Đàn 2
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
honghanhphan
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
nguyenquynhtran
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
teendown
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
myhanh1711
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
robbey
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
novocosoma
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
eone234
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
HDdungpro
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
mababa
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
anh3
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_leftLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? I_voting_barLàn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Poll_right 
Latest topics
» Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin của SV Duy Tân ứng dụng trong giảng dạy và thực hành
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:06 pm

» Nữ sinh viên tốt nghiệp đại học bằng xuất sắc viết đơn xin tình nguyện nhập ngũ
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:05 pm

» Học Du lịch ở ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 50+ thế giới
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:04 pm

» ĐH Duy Tân Ký kết Hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence và Hội thảo về Ứng dụng AI trong trường đại học
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:03 pm

» Thủ thành điển trai đội Trường ĐH Duy Tân tiết lộ 'bí quyết' tăng chiều cao
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:03 pm

» Sôi động Gian hàng Tư vấn Tuyển sinh của Đại học Duy Tân tại trường Phan Châu Trinh, Tp. Đà Nẵng
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:02 pm

» Workshop "Nội nha Nhẹ - Nhanh - Nhàn"
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 7:01 pm

» Bảng xếp hạng đại học Việt Nam - VNUR 2024
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 6:57 pm

» Cán bộ ĐH Duy Tân tập huấn chế tạo máy bay không người lái tại Hàn Quốc
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 6:55 pm

» ĐH Duy Tân thương mại hóa sản phẩm được cấp bằng sáng chế
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 6:54 pm

» Đại học Duy Tân Ký kết với Khối các Trường và Trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Trị
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 6:53 pm

» Đà Nẵng: Tặng máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi cho học sinh THPT
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeby honghanhphan Sat Mar 23, 2024 6:52 pm


 

 Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
latuan807




Tổng số bài gửi : 15
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Empty
Bài gửiTiêu đề: Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 12:45 pm

Thực tế việc chuyển từ nhà đầu tư này sang một nhà đầu tư khác có tiềm lực tài chính vững mạnh thì tương lai phát triển của một trường ngoài công lập (NCL) sẽ tươi sáng hơn. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không có cái tâm và cái tầm thì nguy cơ bất ổn và đổ vỡ vẫn luôn thường trực.

Đã 20 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đến khi bán vẫn chưa có được một cơ sở đàng hoàng, toàn đi thuê mướn.
Mua trường dễ hơn thành lập trường
So với Quyết định 07/2009, Quyết định số 64/2013 của Thủ tướng ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học (ĐH), học viện có nhiều quy định siết chặt hơn. Theo đó, từ ngày 1-1-2014, học viện, trường ĐH được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ 5 điều kiện, trong đó nổi bật là có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính không dưới 5ha, đối với trường tư thục phải có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng…
Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM (Hutech) phân tích: “2 điểm khó nêu trên đã khiến nhiều nhà đầu tư kiểu “lướt sóng” không dám thành lập trường mới. Thực tế, nếu có 250 tỷ đồng và 5ha đất thì cũng chưa thể mở được trường. Muốn mở được trường phải xây dựng cơ sở, đầu tư trang thiết bị, mở ngành, tuyển giảng viên… Như vậy, ngoài các thủ tục theo đúng quy định, muốn mở một trường ĐH tư thục mới thì ít nhất phải có khoảng 1.000 tỷ đồng. Với số tiền này thì chỉ có những tập đoàn lớn hoặc các công ty đa quốc gia mới dám thử sức”.
Chính vì lẽ đó, hiện nay nhiều nhà đầu tư muốn nhảy vào làm giáo dục không còn cách nào khác là mua lại trường đã có sẵn. Cho đến nay, các trường đã được chuyển nhượng thường lâm vào cảnh đổ nát. Tuy nhiên, với cách tính của nhà đầu tư thì dù có bỏ ra hàng trăm tỷ hay vài chục tỷ đồng mua lại đống đổ nát cũng có lợi hơn nhiều so với thành lập trường tư thục mới.
Những vị đắng
Trước bối cảnh khó khăn về mọi mặt thì việc có nhà đầu tư mới để ổn định và mở ra tương lai tươi sáng hơn cho trường là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế không phải sự “kết duyên” nào cũng thuận buồm xuôi gió.
Sự kiện Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) trở thành nhà đầu tư chiến lược của Trường ĐHDL Văn Hiến khiến cán bộ giảng viên trong trường phấn khởi. Đó là vì nhà đầu tư mới cam kết rót 180 tỷ đồng để chuyển đổi trường sang loại hình trường tư thục và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường, cam kết đảm bảo tốt quyền lợi và đời sống của giáo viên, nhân viên, giảng viên cơ hữu (người lao động) của trường như của VTC. Tuy nhiên, đã gần một năm, tất cả vẫn chỉ là con số không, thậm chí nhiều người “vỡ mộng”, quay sang đối đầu kịch liệt với nhà đầu tư mới.
Một câu chuyện buồn nữa lại diễn ra đối với một ngôi trường tính đến nay đã ngót 20 năm thành lập. Ngày 5-5-2009, Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu Trường ĐH Hùng Vương TPHCM đăng thông báo kêu gọi góp vốn xây dựng và phát triển trường. Chỉ 1 tháng sau, trường cùng với 5 nhà đầu tư ký biên bản thỏa thuận góp vốn và được tổ chức công bố nhà đầu tư mới. Kết quả là trường bị đình chỉ tuyển sinh từ năm 2012 đến nay, nhiều sinh viên bị đuổi học, hội đồng quản trị xung đột và phải tố nhau ra tòa…
Có thể nói, khi trường được chuyển nhượng cho một chủ đầu tư mới thì bao giờ người lao động (cán bộ giảng viên, công nhân viên) cũng là người phải nơm nớp lo lắng. Điều đầu tiên mà họ nghĩ đó là không biết mình có bị thay thế hay không, trường sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Theo ông Trần Văn Hậu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Văn Hiến: “Trước một sự thay đổi hay chuyển giao thì người lao động vẫn là người mang nhiều âu lo nhất. Do đó, khi chúng tôi trở thành nhà đầu tư mới của trường, điều đầu tiên chúng tôi cam kết (bằng văn bản) là sẽ tăng lương, không thay thế bất cứ ai trong vòng 3 năm, cam kết đầu tư, lộ trình giải phóng mặt bằng và dùng tiền học phí của sinh viên để tái đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo cho trường”.
Giải pháp nào là bền vững
Thực tế cho thấy, việc “mua đứt bán đoạn” một trường từ chủ đầu tư này cho một hay nhiều nhà đầu tư khác không gặp quá nhiều phức tạp. Tuy nhiên, việc mua bán ngầm, thâu tóm cổ phần của một số nhà đầu tư ở một số trường hiện nay mới là vấn đề đáng báo động. Sự kiện này được minh chứng qua trường hợp của Trường ĐH Hoa Sen. Trường đang trên đà phát triển và tạo được sự tín nhiệm của xã hội nhưng bỗng chốc rơi vào lùm xùm, nhóm cổ đông chiếm 30% cổ phần của trường đứng lên tổ chức Đại hội cổ đông bất thường nhằm phế truất Hội đồng quản trị cũ…
Một hiệu trưởng trường NCL tại TPHCM đặt vấn đề: “Theo quy định hiện nay, nếu các cổ đông chiếm 30% cổ phần thì có quyền triệu tập ĐH cổ đông bất thường, có quyền đứng lên lật đổ, thay đổi định hướng phát triển của trường. Như vậy, các trường phải tìm cách để hạn chế tình trạng này như thế nào?”. Theo hiến kế của vị hiệu trưởng này thì: “Ví dụ một trường có 3 đồng do 3 người sở hữu thì nhà đầu tư dễ dàng tìm cách mua của 1 trong 3 người là có thể chiếm trên 30% cổ phần của trường. Nhưng nếu 3 đồng đó có 9 người sở hữu thì việc thâu tóm cho đủ 30% sẽ khó hơn và lại càng khó hơn nữa khi 3 đồng được mở rộng cho 100 hay 300 người”. Cũng theo vị hiệu trưởng này, muốn làm được như vậy và để trường phát triển theo đúng định hướng phi lợi nhuận thì hội đồng quản trị phải có tâm và có tầm, giữa đồng tiền và trí tuệ phải có sự hài hòa thì trường mới có thể phát triển đúng hướng, đào tạo mới có chất lượng, uy tín.
Nhìn một cách thận trọng, TS Kiều Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Hutech, cho rằng: “Trong thời gian tới sẽ có hàng loạt trường rao bán và có nguy cơ giải thể vì tình hình tuyển sinh khó khăn. Không có nhà đầu tư nào có thể trụ nỗi khi liên tục bù lỗ. Do đó, điều cốt lõi và quan trọng nhất là các trường đừng tự so sánh với nhau, đừng so sánh giữa trường công và trường tư mà hãy tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo. Nếu không có chất lượng thì đừng nghĩ sẽ có người theo học”.
THANH HÙNG
- See more at: sggp
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan




Tổng số bài gửi : 2200
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Empty
Bài gửiTiêu đề: Đoàn Giáo sư CMU đánh giá cao chất lượng đào tạo CNTT tại DTU   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 12:58 pm

Trong 2 ngày từ 16 - 17/3/2015, đoàn Giáo sư của Đại học Carnegie Mellon (CMU), Hoa Kỳ đã đến thăm Đại học Duy Tân, làm việc với doanh nghiệp và sinh viên nhằm đánh giá chất lượng đào tạo chương trình tiên tiến về Công nghệ Thông tin đã chính thức chuyển giao cho Duy Tân từ năm 2008. GS. TS. Anthony Lattanze - Giám đốc Chương trình Công nghệ Phần mềm Nhúng, Viện Nghiên cứu Phần mềm, Đại học Carnegie Mellon đã rất vui trước những phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp khi tuyển chọn được nhiều Cử nhân Công nghệ Thông tin có chuyên môn và kỹ năng tốt sau khi theo học chương trình tiên tiến tại Đại học Duy Tân.


Đại học Duy Tân tặng quà lưu niệm cho các Giáo sư Đại học Carnegie Mellon

Sau khi tiếp nhận chương trình tiên tiến về Công nghệ Thông tin từ Đại học Carnegie Mellon, Đại học Duy Tân đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nhằm mang đến cho người học cơ hội được học tập chương trình đạt chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Thông qua dự án hợp tác, Đại học Carnegie Mellon đã thường xuyên cử các chuyên gia thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin đến giảng dạy tại Đại học Duy Tân và ngược lại, Đại học Duy Tân đã cử nhiều cán bộ, giảng viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin sang Đại học Carnegie Mellon tham dự các khóa tập huấn hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, Duy Tân cũng không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp giúp sinh viên có thêm cơ hội kiến tập, thực tập,… Qua 7 khóa đào tạo, chương trình tiên tiến về Công nghệ Thông tin tại Duy Tân đã tuyển sinh được 1.033 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó nhiều sinh viên hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp.

Tại chương trình làm việc, đoàn Giáo sư của Đại học Carnegie Mellon đã ghi nhận nhiều ý kiến phản hồi về chất lượng sinh viên Duy Tân từ phía các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin trên địa bàn Tp. Đà Nẵng như: Enclave, Axon Active, Fsoft, LogiGear,… Ông Lê Hoàng Hùng - Giám đốc Điều hành Công ty Enclave cho biết: “Trong những năm qua, công ty đã tiếp nhận rất nhiều sinh viên Duy Tân kiến tập, thực tập và làm việc. Không chỉ đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà những kỹ năng 'mềm' như làm việc nhóm, giao tiếp,… và đặc biệt là khả năng tiếng Anh của các em rất tốt. Với những yếu tố đó, sinh viên học Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân thực sự là những ứng viên tiềm năng mà các doanh nghiệp như chúng tôi tìm kiếm.”


Sinh viên Duy Tân nhận chứng chỉ môn học có giá trị toàn cầu của Đại học Carnegie Mellon

Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn cùng những tâm tư nguyện vọng của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện các dự án Capstone, GS. TS. Anthony Lattanze - Giám đốc Chương trình Công nghệ Phần mềm Nhúng, Viện Nghiên cứu Phần Mềm, Đại học Carnegie Mellon nhấn mạnh: “Những thành công bước đầu mà Đại học Duy Tân đạt được sau khi tiếp nhận chương trình tiên tiến về Công nghệ Thông tin đã tạo cho tôi ấn tượng rất lớn. Với xuất phát điểm ban đầu không ít khó khăn nhưng chỉ sau 7 năm triển khai, các Cử nhân Công nghệ Thông tin của Duy Tân đã được các doanh nghiệp đánh giá cao và luôn 'săn đón' tuyển dụng. Điều này khẳng định chương trình hợp tác giữa 2 trường là đúng hướng và thực sự cần thiết. Chúng tôi đã tiếp nhận nhiều ý kiến từ các buổi trao đổi thú vị này và đó sẽ là nền tảng để giúp Duy Tân điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp hơn. Tôi cũng có một lời khuyên dành cho tất cả các bạn sinh viên. Đó là tiếng Anh và kinh nghiệm thực tế công việc hỗ trợ rất lớn để các bạn hoàn thành xuất sắc và thăng tiến trong công việc, bởi vậy các bạn hãy thực hiện điều đó ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.”

Trong khuôn khổ của chương trình làm việc, GS. TS. Anthony Lattanze đã cung cấp cho sinh viên Duy Tân những thông tin hữu ích về Điện toán Di động và Mạng lưới Thiết bị Kết kối Internet (Internet of Things). Ngoài ra, các giáo sư cũng trao các chứng chỉ môn học có giá trị toàn cầu cho sinh viên các lớp K18CMUTCD, K18CMUTPM, K18CMUTTT, K19CMUTPM, K19CMUTTT và các bạn khóa mới K20 ngành Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và Mạng Máy tính.

Năm 2008 đánh dấu mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Đại học Carnegie Mellon và Đại học Duy Tân. 7 năm sau, chương trình làm việc với các giáo sư Đại học Carnegie Mellon đã ghi nhận những thành công bước đầu đồng thời mở ra những hướng phát triển mới nhằm nâng chất lượng chương trình lên một tầm cao mới với những Cử nhân Công nghệ Thông tin Duy Tân bản lĩnh hơn, chuyên nghiệp hơn.

(Truyền Thông)
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan




Tổng số bài gửi : 2200
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 1:00 pm

DTU nằm trong Top 20 Tổ chức có Công bố Quốc tế nhiều nhất Việt Nam
ác ngành có số lượng công bố quốc tế cao nhất là Toán, Lý, Hóa (chiếm 1/3 công bố quốc tế của Việt Nam).

So sánh với các nước khác thì Việt Nam xếp 59 thế giới về công bố quốc tế, sau Thái Lan (xếp thứ 43), Malayxia (xếp thứu 38), nhưng cao hơn Indonesia (xếp thứ 62) và Philippines (xếp thứ 66).

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thuộc Bộ KH&CN vừa công bố danh sách 20 tổ chức có số lượng công bố quốc tế cao nhất giai đoạn 2010 - 2014. Danh sách xếp theo thứ tự là: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Cần Thơ, Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Y Dược TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Học viện Nông nghiệp VN, ĐH Y tế Công cộng, ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, Bệnh viện Bạch Mai, ĐH Nha Trang, ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Duy Tân.
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan




Tổng số bài gửi : 2200
Join date : 28/06/2015

Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Empty
Bài gửiTiêu đề: 89% sinh viên ĐH Duy Tân có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitimeSun Jun 28, 2015 1:03 pm

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Trường ĐH Duy Tân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Trường ĐH Duy Tân
ĐNĐT - 89% sinh viên Duy Tân có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, đặc biệt 100% sinh viên ngành Công nghệ phần mềm có việc làm ngay tại thời điểm ra trường.
Kết quả này được đưa ra nhân dịp Trường ĐH Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì sáng 22-11.
Tham dự buỗi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS-TSKH Bùi Văn Ga; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí.
Qua 20 năm, Trường ĐH Duy Tân đã tuyển sinh 2 khóa tiến sĩ; 11 khóa thạc sĩ, 20 khóa đại học, cùng các khóa cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Trường đã xây dựng một đội ngũ hơn 925 cán bộ, giảng viên; số lượng các công bố quốc tế của các nhà nghiên cứu và giảng viên Trường ĐH Duy Tân tăng mạnh qua từng năm, trong đó có 72 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có chỉ số ISI.
Trường cũng là đơn vị đầu tiên ngoài công lập trúng thầu một đề tài nghiên cứu cấp Bộ về công nghệ thông tin và hiện đang triển khai 6 đề tài Nafosted trong các lĩnh vực Điện - Điện tử, Sinh học, Dược liệu, Vật lý, Quang học, bên cạnh một số hợp tác nghiên cứu quốc tế với các Viện, Trường ở Anh, Mỹ, Đức.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Do đó, Trường ĐH Duy Tân phải phát triển hơn nữa để xứng đáng là ngôi trường dân lập đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo nhân lực quan trọng cho khu vực miền Trung - Tây nguyên.
Muốn làm được như vậy, nhà trường phải tăng cường công tác nghiên cứu khoa học để mỗi giảng viên đồng thời là nhà nghiên cứu, mỗi sinh viên đều được tạo điều kiện nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các sản phẩm trí tuệ vào thực tiễn. Phó Thủ tướng cũng mong muốn nhà trường đi liền với dạy học là giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu đất nước để hướng đến môi trường giáo dục toàn diện .
Thu Hoa
baodanang
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?   Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Làn sóng mua bán trường đại học ngoài công lập Bài 3: Tương lai nào cho trường tư?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn trường THPT Nam Đàn 2 - Nghệ An :: Tìm tòi - Khám phá-
Chuyển đến